Tham khảo cách nuôi chuột Hamster sinh sản khỏe mạnh, nhanh hồi sức

Thứ sáu, 27/10/2023 - 14:40

Với những giống chuột hamster có ngoại hình nhỏ nhắn và dễ thương thì cần có một chế độ sinh hoạt cẩn thận, đặc biệt là cách nuôi chuột Hamster sinh sản. Ngoài sự vui mừng thì không ít người nuôi đã rất lúng túng khi không biết chăm sóc hamster sinh sản sao cho hợp lý nhất. Chính vì vậy trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc chuột Hamster đẻ con, cũng như chia sẻ một số kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

Thời kỳ sinh sản tốt nhất của chuột Hamster

Trước khi các bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu cách nuôi chuột Hamster sinh sản thì hãy cùng khám phá xem đâu sẽ là thời gian tốt nhất để chuột sinh sản. Thông thường độ tuổi được xem là khỏe mạnh và cơ thể được phát triển toàn diện nhất là từ 5 tháng đến 1 năm tuổi. Đây là giai đoạn vàng để những chú chuột có thể thực hiện việc sinh sản khi chúng luôn có thể lực dồi dào. 

Thời kỳ sinh sản tốt nhất cho chuột hamster mẹ
Thời kỳ sinh sản tốt nhất cho chuột hamster mẹ 

Người nuôi cần chú ý đưa chú chuột của mình đi phối giống ở thời điểm thích hợp bởi tuổi thọ của hamster thường không lâu. Thông thường sau 1 năm tuổi khi cơ thể đã bước vào độ tuổi trưởng thành hầu hết các cơ quan của Hamster sẽ bắt đầu thoái hóa. Ngoài ra, khi mang thai chúng cũng sẽ rất dễ mắc phải những căn bệnh phụ khoa, vậy nên việc chăm sóc Hamster sinh sản sẽ rất cực các bạn cần thật sự chú ý và cân nhắc nhé!

Những dấu hiệu nhận biết chuột Hamster có thai

Những dấu hiệu cho thấy chuột có thai
Những dấu hiệu cho thấy chuột có thai

Để có thể áp dụng được cách nuôi chuột Hamster sinh sản tốt nhất, việc đầu tiên các bạn cần phải nắm được đó là những dấu hiệu cho thấy thú cưng nhà mình có thai. Một số những biểu hiện mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy như:

  • Chuột nhà bạn thay đổi chế độ và thói quen ăn uống: Khi bắt đầu bước vào giai đoạn đầu thai kỳ, hầu hết Hamster sẽ uống nước và ăn nhiều hơn để có đủ chất nuôi con trong bụng. 
  • Chuột Hamster trở nên hung hãn và hay căng thẳng hơn: Nếu các bạn thấy chuột có dấu hiệu tích trữ đồ ăn, làm tổ và thể hiện sự cáu gắt, khó chịu với mọi người. Đồng thời ở thời gian này chúng cũng sẽ có vẻ chậm chạp, hoạt động ít hơn bình thường thì đó cũng là dấu hiệu mang thai.
  • Không chịu cho chuột đực giao phối: Điều này sẽ dễ dàng nhận thấy khi chủ nuôi chú ý quan sát, thường những bạn Hamster cái sẽ không cho giống đực giao phối khi chúng mang thai, tuy nhiên cũng sẽ có nhiều lý do để chúng từ chối. Vậy nên mọi người chú ý quan sát hơn nhé!
  • Thay đổi rõ rệt ở vùng bụng: Một trong những dấu hiệu được nhiều người chọn để phát hiện cũng như học cách chăm sóc chuột Hamster sinh sản đó là bụng của chúng bắt đầu to lên, bụng bắt đầu xuất hiện núm vú. Dấu hiệu này các bạn sẽ nhận thấy rõ rệt và chắc chắn nhất ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Cách nuôi chuột Hamster sinh sản khỏe mạnh

Cách chăm sóc Hamster sinh sản là một trong những việc khá quan trọng và cần thiết cho sức khỏe của cả chuột mẹ lẫn chuột con. Vậy nên các bạn hãy tham khảo và bỏ túi ngay cho minh những cách nuôi chuột Hamster đẻ dưới đây nhé!

Chế độ dinh dưỡng 

Để có thể thực hiện được cách nuôi chuột Hamster sinh sản được tốt nhất, các bạn cần phải chuẩn bị cho cả chuột mẹ lẫn chuột con một chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh. Mọi người có thể cung cấp đầy đủ nước uống và thức ăn cho chúng và các con thật cẩn thận trong khoảng 2 tuần đầu, bởi đây được xem là giai đoạn quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng và phát triển của Hamster.

Chế độ dinh dưỡng cho cách chuột Hamster sinh sản
Chế độ dinh dưỡng cho cách chuột Hamster sinh sản 

Các bạn có thể cho chuột ăn một số đồ ăn đã được đóng gói sẵn,chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, được các chuyên gia khuyên dùng trên thị trường. Ngoài ra, để tăng thêm sữa, sức đề kháng tốt cho cả mẹ và con các bạn có thể học cách chăm chuột Hamster đẻ với những món ăn tươi tại nhà như: trứng gà luộc, phô mát, kê, hạt lúa mì… 

Chuồng và ổ để cho chuột 

Trong cách nuôi chuột Hamster sinh sản, ngoài một chế độ dinh dưỡng phù hợp thì chuồng nuôi cũng là điều khá quan trọng. Các bạn nên chọn một vị trí đặt chuồng cho chuột thật rộng rãi, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ bên ngoài. Đừng quên thay ổ thường xuyên cho mẹ con chuột để chúng có một chỗ ở thật thoải mái.

Chuồng và ổ của chuột khi chúng đẻ con
Chuồng và ổ của chuột khi chúng đẻ con 

Tuy nhiên vì mới sinh, nên chuột mẹ sẽ khá nhạy cảm để bảo vệ con mình vậy nên chúng sẽ có phần hung hăng hơn bình thường. Chính vì thế khi nuôi Hamster sinh sản các bạn hãy thật nhẹ nhàng, cẩn thận và đừng để chúng hiểu lầm rằng bạn có ý đồ xấu với những đứa con của chúng nhé!

Chăm sóc chuột mẹ và con sau sinh 

Khi học cách nuôi chuột Hamster sinh sản, các bạn cũng đừng quên tìm hiểu về cách chăm sóc cả chuột mẹ lẫn chuột con sau sinh. Bởi đây được xem là thời gian cả hai còn khá yếu nên rất cần sự chăm sóc thú cưng cẩn thận và đặc biệt. 

Chăm sóc chuột mẹ và chuột con sau sinh
Chăm sóc chuột mẹ và chuột con sau sinh

Các bạn nên cho chuột mẹ ăn bổ sung thêm những món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn, có thể cho Hamster mẹ uống sữa. Sau khi uống xong mọi người nên bảo quản trong tủ lạnh hoặc những nơi thoáng mát đề không làm mất đi những dưỡng chất vốn có trong sữa.

Phòng bệnh thường gặp sau sinh cho Hamster

Cách nuôi chuột Hamster sinh sản không thể nào thiếu được việc phòng bệnh cho chúng. Sau sinh cơ thể chuột mẹ khá yếu, đặc biệt các bệnh có liên quan tới phụ khoa, vậy nên cách chăm sóc Hamster khi đẻ và sau khi để tốt nhất là chú ý kiểm tra và nghe lời những hướng dẫn từ các bác sĩ có chuyên môn.

Phòng bệnh thường gặp sau sinh cho chuột
Phòng bệnh thường gặp sau sinh cho chuột 

Bên cạnh đó, chuột mẹ khá vụng về sau sinh, chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc con. Chính vì vậy chủ nuôi hãy bổ sung cho chúng vitamin tổng hợp, các món ăn có chứa nhiều Protein và đặc biệt là Vitamin E - một chất có tác dụng phục hồi thể trạng và hormone giới tính của chuột mẹ cực hiệu quả.

Kinh nghiệm hay chăm sóc hamster mẹ mới sinh

Kinh nghiệm trong cách nuôi chuột Hamster sinh sản
Kinh nghiệm trong cách nuôi chuột Hamster sinh sản 

Chắc hẳn với những bạn chưa từng trải qua việc chăm sóc Hamster đẻ sẽ gặp phải không ít những khó khăn và rắc rối. Vậy nên dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến mọi người một vài kinh nghiệm trong cách nuôi chuột Hamster sinh sản được khá nhiều người áp dụng hiện nay như:

  • Trước và sau khi chuột mẹ sinh, các bạn cần chuẩn bị cho chúng một chỗ nghỉ ngơi thoáng mát, yên tĩnh và hạn chế cho nhiều người đến xem.
  • Tránh xa những vị trí có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, đặc biệt là vào mùa hè.
  • Đừng quên cung cấp đầy đủ thức ăn và nước sạch hàng ngày cho chúng.
  • Khi bế chuột Hamster con lên, các bạn cố gắng đừng để mùi lạ bám lên người chúng điều này sẽ không tốt.
  • Khi học cách nuôi chuột Hamster đẻ, người chăm có thể cho chúng ăn lòng trắng trứng gà, vì đây là một trong những món ăn rất tốt cho sức khỏe của chúng. Tuy nhiên chỉ nên cho ăn ở mức độ vừa đủ để không gặp phải trường hợp bị viêm tuyến sữa nhé!

Một số thắc mắc trong cách nuôi chuột hamster sinh sản

Cách chăm sóc chuột Hamster khi đẻ cho những bạn mới chắc hẳn sẽ gặp phải không ít những khó khăn và bỡ ngỡ. Vậy nên hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp một số những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. 

Hamster mang thai trong thời gian bao lâu?

Trong khi tìm hiểu về cách nuôi chuột Hamster sinh sản, thì chắc hẳn có không ít bạn cũng có cùng thắc mắc “chuột mẹ sẽ mang thai trong bao nhiêu lâu”. Chuột Hamster thông thường sẽ có nuôi thai trong bụng mình khoảng 21 ngày, và đến ngày thứ 10 của thai kỳ các bạn sẽ thấy được điều này một cách rõ nét, bởi thân hình của chuột sẽ thay đổi lên trông thấy.

Hamster thường mang thai trong bao lâu
Hamster thường mang thai trong bao lâu 

Đến ngày thứ 18 của thai kỳ, hầu hết các núm vú, ti sữa sẽ hiện lên khá rõ nét, đây là những dấu hiệu cho thấy bé chuột của gia đình bạn sắp sinh. Ngoài ra, các bạn khi chăm sóc chuột cần chú ý nếu gặp phải những dấu hiệu này thì hãy thay đổi chế độ ăn, cũng như vuốt ve chúng nhẹ nhàng hơn để tránh bị động thai.

Có nên tách hamster bố và mẹ sau khi có thai không?

Một câu hỏi cũng thu hút được khá nhiều sự quan tâm và thắc mắc của mọi người khi học cách nuôi chuột Hamster sinh sản đó là có nên tách chuột bố và mẹ ra không? Việc tách ra là điều cần thiết, chúng không chỉ đảm bảo sức khỏe cho cả chuột mẹ lẫn con, mà còn là cách để các bạn bảo vệ những bạn chuột sau sinh.

Có nên tách chuột bố và mẹ ra sau khi sinh?
Có nên tách chuột bố và mẹ ra sau khi sinh?

Các bạn cũng đừng quá lo lắng vì sợ chuột bố sẽ buồn, vì đây lại là thời gian những bạn chuột đó có thể được nghỉ ngơi và thoải mái hơn. Vậy nên nếu phát hiện chuột mẹ mang thai, chủ hãy sắp xếp cho chuột bố sang một chuồng khác và chờ khi sức khỏe của Hamster mẹ hồi phục, cũng như khi tách con thì lại cho cả hai về lại 1 chuồng nuôi.

Mỗi lần sinh sản hamster thường đẻ mấy con?

Mỗi lần sinh chuột mẹ sinh được bao nhiêu con?
Mỗi lần sinh chuột mẹ sinh được bao nhiêu con?

Ngoài quan tâm về thời gian sinh sản của chuột hay cách nuôi chuột Hamster sinh sản ra, thì chuột thường đẻ bao nhiêu con 1 lần cũng là thắc mắc cần được giải đáp. Thông thường một chuột mẹ khỏe mạnh sẽ có thể đẻ từ 7 đến 20 người con/ lứa. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào giống chuột mẹ và thể trạng sức khỏe của chúng nữa. 

Sau bao lâu chuột hamster có thể mang thai lứa tiếp theo?

Sau bao lâu chuột mẹ tiếp tục đẻ lứa tiếp theo?
Sau bao lâu chuột mẹ tiếp tục đẻ lứa tiếp theo?

Sau bao lâu thì chuột Hamster có thể đẻ lứa tiếp theo? Thường chuột mẹ sẽ có thể đẻ chuột con lứa sau cách từ 4 đến 6 tuần. Nếu các bạn để chuột bố và mẹ ở chung chuồng, thì rất có thể việc mang thai sẽ diễn ra sớm hơn. Vậy nên nếu chưa chuẩn bị đủ tâm lý, cũng như cách nuôi chuột Hamster sinh sản thì các bạn có thể tách chúng ra trước nhé. 

Lời kết 

Như vậy thông qua bài viết hôm nay, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách nuôi chuột Hamster sinh sản, cũng như chia sẻ một số những kinh nghiệm mà đã được tổng hợp lại. Hy vọng với những chia sẻ đó từ Webthucung sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm và sự tự tin hơn khi thực hiện cách nuôi Hamster sinh sản tốt nhất nhé!